Bạn có thể chèn nội dung của một PHP file vào một PHP file khác trước khi Server thực thi nó. Có 2 hàm trong PHP có thể được sử dụng để làm điều này.
Hàm include()
Hàm require()
Đây là một điểm mạnh của PHP mà giúp đỡ trong việc tạo hàm, header, footer hay các phần tử có thể được tái sử dụng trong nhiều trang. Điều này sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng thay đổi bố cục của web. Nếu có bất kì thay đổi nào được yêu cầu, thay vì phải thay đổi hàng nghìn file thì chỉ cần thay đổi file được bao.
Hàm include() trong PHP
Hàm include() lấy tất cả text trong file đã chỉ định và sao chép chúng vào trong file có sử dụng hàm include. Nếu có bất kì vấn đề gì trong quá trình nạp file, thì hàminclude()sinh ra một cảnh báo nhưng script vẫn tiếp tục thực thi.
Giả sử bạn muốn tạo một menu chung cho Website. Khi đó tạo một file là menu.php trong htdocs với nội dung sau:
Copy Code:
Giờ hãy tạo bao nhiêu trang tùy bạn và chèn file này để tạo header. Ví dụ, test.php có thể có nội dung sau.
Copy Code:
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Hàm require() trong PHP
Hàm require() lấy tất cả text trong file đã chỉ định và sao chép chúng vào file có sử dụng hàm require. Nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra trong quá trình nạp file thì hàmrequire()sinh ra một lỗi nghiêm trọng (Fatal Error) và ngăn chặn sự thực thi của script.
Vì vậy không có sự khác nhau nào giữa require() và include() ngoài việc chúng xử lý các điều kiện lỗi. Chúng tôi khuyên khích bạn sử dụng hàm require() thay cho include(), bởi vì script không nên tiếp tục thực thi nếu các file bị mất hay sai tên.
Bạn có thể sử dụng ví dụ trên với hàm require() và nó sẽ sinh ra cùng một kết quả. Nhưng nếu bạn thử làm theo 2 ví dụ sau, và nếu với một file không tồn tại, bạn sẽ nhận các kết quả khác nhau.
Copy Code:
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả (mình thực hiện trên Google Chrome):
Giờ hãy thử ví dụ trên với hàm require() trong PHP.
Copy Code:
File thực thi lần này tạm dừng và không hiển thị gì.
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả (mình thực hiện trên Google Chrome):