80s toys - Atari. I still have
Giờ là 17:53 Chúc buổi chiều vui vẻ
Trang ChủDiễn ĐànThông Tin
Hãy nhanh tay Đăng Kí hoặc Đăng Nhập để trở thành thành viên chính thức của ๖ۣۜVina๖ۣۜMasTer๖ۣۜXtgem๖ۣۜCom๖ và cùng thảo luận!
» » » Truyển Cổ Tích Thần Thoại - Tấm Cám - Phần 2
Bạn phải để Bình Luận
Đánh Dấu
| Lượt Xem:
HarryWillson * HarryWillson (Member) [Off]
* 23-09-2016

Chỗ chôn Can-tóc mọc lên một cây chuối. Người bố chặt cây chuối nhưng lúc trở lại, ở chỗ gốc chuối đã mọc lên một cây tre. Sợ quá, hắn ngã xuống sông, bị sấu ăn thịt. Thấy tre có bóng mát, vua đến nghỉ. Tre rủ cành che và quạt cho vua ngủ. Vua quyến luyến cây tre, ngày nào cũng đến đấy nghỉ. Can-tóc hiện ra khẽ chạm vào người vua mấy lần. Và cũng mấy lần vua tỉnh giấc. Cuối cùng hai vợ chồng gặp nhau, cùng nhau cười vui về cung. Thấy thế Song Ang-cát bỏ chạy vào rừng. Từ đấy không ai còn thấy mẹ con hắn[11].
Trước khi tìm hiểu một số dị bản khác của truyệnTấm Cám, cần phải thấyTấm Cámlà một trong những truyện cổ tích phổ biến nhất thế giới. Mê-lê-tin-xki (Mélétinski) trongNhân vật trong truyện cổ tích thần kỳxuất bản ở Mat-xcơ-va năm 1958 cho biết, con số dị bản của truyệnTro bếp(tên nhân vật chính của loại truyệnTấm Cámở châu Âu) trên thế giới đã lên đến năm trăm và còn có thể nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, theo chúng tôi, truyện của ta cũng như truyện của Cham-pa, v.v... cũng là loại dị bản đặc biệt. Nếu một truyện cổ tích có thể phân đoạn được thì truyệnTấm Cámcủa ta có thể chia làm ba đoạn, mỗi đoạn có một chủ đề với những hình tượng như sau:
1. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng tập trung quanh hình tượng chủ yếu là con cá bống và đôi giày.
2. Những cuộc tái sinh của Tấm xoay quanh hình tượng chủ yếu là con chim vàng anh và quả thị.
3. Cuộc báo thù của Tấm với hình tượng lọ mắm làm bằng thịt con Cám, trong đó có cái đầu lâu con Cám.
Những truyện của các dân tộc thường chỉ có một hoặc hai đoạn có thể kết hợp hay không với một vài hình tượng của truyện khác.
Trước hết, cũng nên nói đến một loạt dị bản mà trong đó sự khác biệt với truyện của ta là ở chỗ, trong đoạn đầu còn có thêm nhân vật bà mẹ cô Tấm. Bà cũng bị giết và hóa thành một bà tiên hay một con vật gì đó thỉnh thoảng lại hiện lên giúp Tấm vượt qua những khó khăn mà mụ dì ghẻ gây ra cho nàng.
1. Truyện của đồng bào TàyTua Gia Tua Nhicũng có đủ ba đoạn như truyện của ta. Ở đây bà mẹ là nàng tiên.
Có hai chị em, chị là Tua Gia đẹp và hiền, em là Tua Nhi con gái riêng của dì ghẻ, thì trái lại. Mẹ Tua Gia là vợ cả bị chồng giết chết sau một chuyến đi bắt ếch (y bỏ ếch vào giỏ rách, ếch lọt ra ngoài hết, lại tưởng là vợ tham ăn, không để dành cho mình). Chỗ này giống như truyệnNàng Khao Nàng Đăm(Khảo dị truyện số 12, tập I). Tua Gia từ đấy bị dì đối xử tệ, thường đặt điều để hành hạ, như bảo đi múc nước bằng ống bương thủng (nhưng nhờ quạ bảo giúp nên không việc gì), hay bảo bưng nồi cháo nóng (bỏng tay làm đổ hết thức ăn). Từ đấy về sau không được ăn no. Nhưng nhờ một nàng tiên bí mật hiện ra bảo các con vật mang thức ăn đến cho. Tua Gia ăn, nên nàng vẫn không gầy ốm. Một hôm nàng gặp hoàng tử trong khi đi chăn vịt, hai bên yêu nhau, cùng nhau hát lượn và tặng trầu. Lúc về thì dì thấy đỏ môi, hỏi thì đáp là "vì ăn cứt vịt". Dì bảo Tua Nhi giành lấy công việc chăn vịt để được như Tua Gia, nhưng Tua Nhi chẳng thấy môi đỏ tý nào. Chỗ này giống với truyệnCôi, cô gái mồ côi(Khảo dị truyện số 12, tập I). Một hôm Tua Gia chăn vịt gặp một bà cụ nhờ nhổ tóc bạc. Thấy đầu cụ có sẹo, hỏi mới biết đó là mẹ mình. Mẹ đưa con về thủy phủ, cho con ăn ngon và cho một con gà về nuôi. Cũng như hình tượng cá bống, gà nuôi lớn, dì sai nàng đi lấy củi rừng xa, ở nhà bắt làm thịt ăn, quẳng xương ra bờ ao. Ra sông ngồi khóc, nàng lại gặp mẹ, mẹ trao cho một cái hộp nhỏ, bảo bỏ xương vào rồi chôn dưới chân giường. bảy ngày sau cô đào lên thì thấy có giày áo đẹp. Tua Nhi hỏi vì sao mà có, thì nàng đáp: - "Đem áo quần cho trâu ăn, rồi thò tay vào đít trâu sẽ lấy ra được đồ đẹp". Tua Nhi làm theo nhưng chẳng được gì, lại mất hết áo xống, trần như nhộng chạy về.
Hoàng tử nhớ Tua Gia, bèn cho mở hội "bắt cá" (bư-pia) buộc nam nữ đều phải tham dự. Vì dì bắt Tua Gia đi muộn nên hoàng từ không gặp. Lần thứ hai hoàng tử nhân hội chợ, lại ra lệnh cho mọi người đi dự. Mụ lại trộn vừng vào gạo bắt Tua Gia nhặt xong mới cho đi. Mặc dù có nàng tiên sai sóc xuống giúp, nhưng nàng cũng đến muộn nên lại không gặp. Tua Gia về qua cầu đánh rơi giày xuống suối. Hoàng tử nhặt được, cho người loan báo cho tất cả các cô gái đến ướm chân. Cuối cùng chỉ có Tua Gia ướm vừa, nhưng dì nàng không bằng lòng, bắt phải thử thêm bằng cách đặt cáng dưới mái nhà để cho hai cô lăn từ trên nóc xuống, ai rơi vào cáng thì lấy được hoàng tử. Tua Nhi thử trước, lăn bịch xuống đất. Tua Gia lăn đúng vào cáng, mụ dì đành để nàng lấy hoàng tử.
Sang đoạn thứ hai và thứ ba thì giống với truyện của ta, nhưng cũng có tình tiết khác: Một hôm bố ốm, dì nhắn Tua Gia về. Ở đây Tua Gia cũng trèo cây hái quả cho dì. Thấy bố chặt gốc, nàng van khóc, bố bảo cởi áo quần ném xuống thì thôi, nhưng tuy con đã ném xuống, bố vẫn cứ chặt. Cây đổ, Tua Gia chết. Tua Nhi đóng bộ vào giả làm Tua Gia đến với hoàng tử, nói là mình phải trông nom bố nên hốc hác. Mặc dầu con không nhận mẹ, và hoàng tử tỏ ý hững hờ, nhưng Tua Nhi cứ ở lại với hoàng tử.
Tua Gia hóa thành chim yểng bay đến hỏi người chăn ngựa xem hoàng tử có còn nhớ vợ cũ nữa không. Thấy yểng, hoàng tử cũng hỏi: - "Yểng à, có phải Tua Gia, chui vào tay áo", yểng bay đến, hoàng tử đưa về buồng. Yểng biến thành Tua Gia, kể lại mọi việc và dặn cứ để yên xem Tua Nhi làm những gì. Từ đấy đêm là Tua Gia, ngày là yểng. Chỗ này khác với truyện của ta. Một hôm Tua Nhi nhìn vào buồng thấy Tua Gia thì nổi ghen, bèn chờ dịp giết chết yểng, vùi vào gốc tre. Từ đấy mỗi khi hoàng tử đi qua thì cây tre cúi xuống vuốt ve, còn Tua Nhi đi qua thì nó cào xước mặt mũi. Tua Nhi chặt tre làm cọc màn, cọc đâm vào tay mỗi lần mắc màn. Lại ném vào lửa, cọc tỏa khói làm cay mắt. Một bà lão đến xin lửa, cầm cọc màn chạy về. Chỗ này giống với tình tiết trongVợ chàng rắn(Khảo dị truyện số 128, tập III). Đưa về nhà cọc biến mất, chỉ để lại hai quả trứng. Rồi cũng có hai cô gái từ trứng chui ra dọn dẹp, lo cơm canh cho bà lão mỗi lần bà lão vắng nhà. Bà lão cũng giả tảng đi vắng, bất chợt nửa đường lộn về bắt gặp cả hai cô. Đó là Tua Gia và nàng hầu. Tua Gia bảo bà mời hoàng tử tới ăn cơm. Hoàng tử bắt phải trải lụa làm đường đi. Tua Gia bảo bà trải lá chuối rồi hóa phép biến thành lụa. Hoàng tử đến ăn thấy món ăn giống những thứ Tua Gia dọn cho mình ngày trước nhưng vẫn chưa gặp vợ. Nhờ có con mèo tha cái đùi gà, đứa con đuổi theo chạy vào buồng thì nhận ra mẹ nó. Hai người gặp lại nhau. Đoạn sau Tua Gia giả làm cô hàng bánh, bày cho Tua Nhi làm đỏm bằng cách nhảy vào nồi nước sôi. Và cũng như hình tượng của các truyện trên, Tua Gia cũng làm mắm Tua Nhi gửi về cho dì và bố. Một con quạ bay đến hỏi "ăn thịt con gái có thơm không?". Mụ sinh nghi, tìm thấy đầu lâu con, mụ lăn ra chết. Người bố cũng đi lang thang chết ở xó rừng[12].
Ở một truyện khác của Pháp, người mẹ cũng là bà tiên:
Một lãnh chúa góa vợ, có một con gái vì làm việc bên bếp gọi là Tro Bếp. Vợ kế của lãnh chúa có hai đứa con, thường cay nghiệt với con chồng. Mẹ đỡ đầu của cô này dặn nàng hễ chúng có sai bảo gì thì làm bộ bắt chấy rồi lén bỏ muối vào bếp cho nổ lép bép, chúng sẽ để yên. Quả nhiên, chúng tưởng là chấy như sung nên hét lên: - "Chớ có đến gần chúng tao". Một hôm mẹ con mụ dì đi dự hội, Tro Bếp cũng muốn đi, nhưng mụ đã đổ một túi đậu giữa bếp và bắt nhặt không được sót một hạt. Đang nhặt thì mẹ cô là tiên xuất hiện. Bà dùng đũa thần làm cho những hạt đậu trở về túi. Lại dùng đũa chạm vào người cô, tự nhiên hóa thành một cô gái xinh đẹp, áo quần trang sức đắt tiền, giày bằng thủy tinh. Bà dặn con phải về trước khi lễ tan. Cô nghe lời, cho nên khi mẹ con mụ dì đi về thì cô đã làm việc dưới bếp như thường lệ. Chúng khoe với cô là có một cô gái áo quần đẹp lắm. Chủ nhật sau lại đi lễ, mụ dì lại đổ một túi tro khắp nhà bắt cô hốt sạch, nhưng bà tiên lại hốt hộ và ban cho mọi thứ để đi dự hội. Hoàng tử gặp, đuổi theo cô. Khi bước qua bậc thềm nhà thờ, cô đánh rơi một chiếc giày, hoàng tử nhặt được, hỏi khắp nơi không ai biết. Bèn sai người đi từng nhà ướm thử, hẹn ai vừa thì lấy làm vợ. Hai chị em con mụ dì cũng thử, cô chị đi không vừa, cô em cắt bớt gót, cố nhét chân vào. Lúc đưa cô này đến nhà thì hoàng tử nghe một con chim hót vạch rõ sự thật và chỉ chỗ Tro Bếp ở. Mụ dì nói: - "Đừng có nghe con chim chết tiệt!". Hoàng tử nghe chim hót lần thứ hai bèn tìm đến thì gặp Tro Bếp. Cô rút một chiếc giày kia ra đi vừa vặn. Trước khi hoàng tử rước cô, bà tiên mẹ cô lại xuất hiện, bà gõ chiếc đũa, cô có áo đẹp rực rỡ[13].
2. Ở truyệnCon rùacủa Miến-điện (Myanmar) thì người mẹ là một con rùa:
Vợ chồng một người đánh cá có một cô gái đẹp tên là Bé. Một hôm hai vợ chồng đi đánh cá. Bắt được con cá nhỏ, vợ bảo để cho con ăn. Lại được con thứ hai, con thứ ba, vợ cũng nói như vậy. Chồng nổi giận đánh vợ một mái chèo. Vợ ngã xuống biển chết, sau đó hóa thành một con rùa lớn. Ít lâu sau, người đánh cá lấy vợ kế là một phù thủy, mụ có cô con gái xấu xí. Thấy Bé đẹp, mẹ con mụ ghen ghét ra sức hành hạ, nhưng người bố không quan tâm. Một hôm Bé ra bờ biển ngồi, bỗng con rùa nổi lên nhìn cô mà khóc. Bé đoán là mẹ, ôm chầm lấy rùa. Từ đó chiều chiều Bé ra biển thì rùa lại nổi lên. Mụ dì ghẻ biết chuyện, bèn giả ốm, lấy bánh đa bỏ dưới chiếu nằm lên, nói là xương bị gãy, lại đút tiền cho thầy lang, bảo thầy cứ nói ăn thịt rùa mới khỏi. Mụ bảo chồng theo Bé ra bờ biển, lúc rùa nổi lên thì bắt giết thịt. Bé không ăn thịt rùa nhưng lại nhặt xương rùa đem chôn, khấn xin một cây có quả vàng quả bạc. Cây mọc lên như lời. Một hôm vua đi qua thấy cây lạ, hỏi của ai. Mụ dì ghẻ nói là của con gái mình, nhưng khi con gái trèo lên thì không sao hái được. Láng giềng cho vua biết đó là cây của Bé. Bé đến ngồi dưới gốc khấn: - "Nếu cây này của ta thì quả rụng vào lòng ta". Quả vàng quả bạc liền rụng xuống. Vua bèn rước Bé về làm hoàng hậu. Mụ dì ghẻ viết thư xin lỗi Bé và mời Bé về thăm nhà. Về đến nhà, Bé dặn lính hầu tháng sau đến đón. Ở nhà được mấy ngày, một hôm mụ dì ghẻ giả vờ đánh rơi thìa trong bếp cho Bé cúi xuống nhặt rồi hắt nước sôi vào đầu. Bé chết, biến thành bồ câu trắng bay đi. Khi lính đến đón hoàng hậu thì con gái dì giả làm Bé. Thấy hoàng hậu mặt rỗ, vua hỏi, thì đáp liều là mới bị bệnh đậu mùa, hỏi tại sao bây giờ trán lại dô ra, đáp là vì đầu óc luôn nghĩ đến vua, hỏi tại sao mũi lại dài, đáp là vì nhớ vua, khóc nhiều, phải vuốt mũi luôn. Vua lại bảo thử dệt áo cho vua xem. Đang khi lúng túng vì không biết dệt thì bồ câu trắng (tức là Bé) thương chồng, dùng mỏ dệt thành áo đẹp. Nó chờ chim dệt xong, cướp lấy áo dâng vua, lại lấy thoi ném chết chim. Sai làm thịt đưa vua ăn. Vua thương bồ câu không nỡ ăn, những người hầu cũng không ăn, họ đem chôn. Hôm sau ở chỗ ấy mọc lên cây đu đủ. Có hai vợ chồng bà lão bán củi nghỉ dưới gốc, tự nhiên quả đu đủ rơi vào bọc bà lão, bà đưa về rấm, đợi chín xẻ ăn. Về sau một cô gái cũng từ quả đu đủ hiện ra, dọn nhà nấu cơm khi vợ chồng ông lão vắng mặt, rồi họ cũng giả vờ đi vắng, nhưng nửa đường bất chợt lộn về giữ lấy cô gái. Sau đó họ đưa cô gái - tức Bé - vào cung tâu bày với vua mọi việc của mẹ con mụ dì ghẻ. Hoàng hậu giả không nhận tội, xin vua mời thần linh phán xử theo tục lệ. Người ta trao cho bị cáo (hoàng hậu giả) một cây gươm sắt. Còn nguyên cáo (Bé) một cây gươm gỗ để đấu với nhau. Nhưng gươm sắt của hoàng hậu giả bỗng nhiên rơi xuống mềm nhũn, còn gươm gỗ của Bé lại biến thành gươm sắt bay ra chém đứt đầu đối phương. Đoạn cuối cùng giống truyện của ta: vua sai làm thịt hoàng hậu giả ướp muối đem biếu mụ dì ghẻ. Mụ cùng chồng ăn khen ngon. Bỗng mụ kêu lên: - "Đây là ngón tay, giống tay con ta!". Rồi lại kêu: - "Kia là ngón chân, giống chân con ta!". Nhìn vào hũ mắm thấy cái mặt rỗ, mụ thét: - "Đích là con ta!". Chồng cho là mụ nói nhảm đánh cho một trận[14].
3. Truyện Thái LanCon cá vàngcũng gần gũi với truyện Miến-điện. Người mẹ ở đây chính là con cá vàng.
Một người đánh cá có hai vợ và ba con gái. U-ay là con vợ cả. Ai và Le là con vợ lẽ. Một hôm, chồng cùng vợ đi đánh cá. Kéo mãi lưới chỉ được con cá nhỏ. Vứt đi, cũng lại con cá đó mắc lưới. Vợ xin đưa về cho con. Chồng ghét vợ sẵn, cho là vợ xấu vía nên hôm nay không được gì, toan đánh thì vợ ngã xuống nước chết. Bố về, U-ay nghe nói mẹ chết thì khóc lóc. Từ đấy cô thường bị bố và dì ghẻ hành hạ.
Một hôm cô ra bờ sông ngồi khóc mẹ thì một con cá vàng nhỏ bơi lại tự nhận là mẹ. U-ay mang cá về nuôi ở giếng. Việc cũng xảy ra như truyện của ta: Ai biết chuyện, mách mẹ, mẹ bảo U-ay mai đi chăn bò đồng xa, rồi cũng bắt cá làm thịt ăn, xương xẩu vứt cho chó mèo ăn sạch. Khi U-ay về thì một con vịt mách mọi chuyện và đưa cho cô một chiếc vảy cá còn sót lại. Đem chôn ở rừng, vảy mọc lên hai cây ma-khua. Mụ dì hay chuyện, lại chặt lấy quả ăn, vứt hột. Vịt nhặt đưa cho U-ay. Đem gieo vào rừng sâu mọc lên hai cây bồ đề, một cây lá vàng, một cây lá bạc.
Vua đi săn thấy cây quý, cho người hỏi, mới hay là do U-ay trồng bèn lấy nàng làm vợ. Vua cho voi nhổ cây đưa về trồng như không nổi, chỉ có U-ay đến gần cúi lạy thì nhổ được ngay. Ở đây cũng có tình tiết mụ dì ghẻ nhắn U-ay về thăm bố ốm, cô bị thụt sàn rơi vào nồi nước sôi do mụ bẫy, chết. Ai cũng mặc áo quần giả làm U-ay vào cung, Còn U-ay biến thành chim chào mào. Gặp vua, chim nói vào tai, trách vua say vợ mới quên cây bồ đề đã héo chết, rồi kể vua nghe mọi chuyện. Vua làm lồng vàng cho chim ở. Nhưng một hôm vua đi vắng, ở nhà Ai bắt chim làm thịt, ở đây chim giả vờ chết thoát được lọt vào hang một con chuột nhờ chuột đưa ra khỏi cung vua. Cuộc hành trình vất vả vì gặp con rắn toan ăn thịt, nhưng rồi cũng thoát nạn chạy được vào nhà một pháp sư. Nhờ phép của pháp sư, chim lại hóa thành U-ay. Pháp sư cho một đứa trẻ về kinh gặp vua, vua thấy ở cổ có một cái khăn quàng trên có ghi chép mọi việc về U-ay bèn cho người đi đón về. Ai và đầu bếp bị vua bắt uống thuốc độc chết. U-ay xin tha nhưng không kịp. Rồi vua cũng sai làm thịt Ai cho bố mẹ nó ăn. Ăn xong hai người sợ quá chạy vào rừng.
Một vị đạo sĩ cho vua biết kiếp trước của U-ay là kẻ đã giết một con gà mẹ, còn gà con thì bắt cho con chơi, đánh rơi vào nồi nước sôi nên phải chịu quả báo như vậy. Kiếp trước của bố nàng là một con vẹt và mẹ nàng là một con mèo. Vì ghen tức vẹt được chủ yêu, mèo bèn rình lúc vắng chủ vật chết vẹt, nên cũng chịu quả báo trên[15].
4. Ở một số truyện của người Thái, Tày, Nùng, thì mẹ cô gái nạn nhân của mụ dì ghẻ, đáng lý là rùa hay cá, lại là hổ. Ví dụ truyệnÒ Pẻn Ò Kíncủa đồng bào Nùng:
Có hai chị em cùng cha khác mẹ là Ò Pẻn, Ò Kín. Mẹ Ò Kín đẹp, lại được chồng yêu, trái lại mẹ Ò Pẻn bị chồng ghét, bắt làm mọi công việc nặng. Sau đó, một hôm bà bị chồng đánh chết quăng lên rừng. Ò Pẻn từ đó phải làm mọi việc, kể cả việc đêm đêm phải lên rừng canh nương. Mẹ Ò Pẻn hóa thành hùm tinh, thường đến giúp đỡ con, lại bắt thịt rừng cho con ăn.
Thấy Ò Pẻn nói nhờ hùm tinh mà lại trở nên béo tốt, dì ghẻ cho Ò Kín đi canh nương thay, nhưng đã không được gì của hùm tinh, trái lại bị hùm tinh tát chết kéo vào buồng đắp chiếu lại. Một con quạ bay về báo tin: "Quạ quạ, con mày chết đêm qua". Mẹ Ò Kín không tin, cho rằng con mình đang được hùm tinh cho thịt ăn và tặng mọi thứ. Quạ bảo đến lần thứ ba, mụ mới cùng chồng chạy lên. Khi biết sự thật thì hùm tinh đã nấp ở góc nhà ra cắn chết cả hai[16].
Ở truyện của đồng bào TháiÝ Ưỏi Ý Noọngcũng gần với truyện của Thái Lan (hình ảnh con hổ vẫn còn nhưng đã tách ra khỏi bà mẹ). Truyện có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Ý Ưởi, em là Ý Noọng. Ý Ưởi cũng bị dì ghẻ hành hạ. Một hôm, người bố sai hai con đi xúc cá, hứa ai xúc được nhiều thì khen. Ý Noọng vừa xúc vừa chơi không được gì, lừa Ý Ưởi: - "Đầu lấm cứt trâu, xuống gội đi kẻo về bố mắng". Rồi chờ cho Ý Ưởi hụp xuống nước, cướp lấy giỏ cá về trước. Đến đây, truyện mở ra một hướng khác, gần giống truyện của người Nùng: vì không xúc được cá, Ý Ưởi bị đánh đuổi, phải đem chó chạy vào rừng, đêm ngủ trong túp lều lợp bằng lá chuối. Có một con hổ tới đòi ăn thịt, và sau đó thương Ý Ưởi, nó ăn chó thay người, lại dặn hãy tìm đến hốc đá, nơi nó thường ỉa. Sáng dậy, Ý Ưởi tìm đến thì thấy có áo quần trang sức. Mặc xong, nàng gặp chúa đất "tạo" Khôn Chương (hay Khum Chương) đi săn. Tạo thấy đẹp đưa về làm vợ, sinh được một con trai.
Tiếp đến là đoạn Ý Ưởi về thăm bố cũng bị mẹ con Ý Noọng xui trèo cây bồ quân hái quả. Đang trèo thì mụ dì chặt gốc, nàng hỏi cũng trả lời là "dì đuổi kiến cho con". Cây đổ, Ý Ưởi rơi xuống ao chết. Xác bị cá rỉa hết chỉ còn miếng phổi hóa thành chim gáy. Trong khi đó Ý Noọng mặc quần áo của chị đến với tạo. Chim gáy đến hót, tạo rút gươm hỏi: - "Có phải vợ ta thì đậu lên gươm". Chim đậu, tạo đem về nuôi trong một cái lồng đẹp. Chim nhiếc Ý Noọng dệt vải hay đứt, bị Ý Noọng ném cái thoi chết, quẳng vào lửa. Một bà già đi xin lửa thấy chim tưởng là than, bèn cầm về, vô tình đánh rơi vào chậu nước, chim lại hóa thành người. Nàng ở với bà cụ dệt vải. Một hôm con tạo đi chơi qua gầm sàn, nàng bỗng đánh rơi thoi, thò tay xuống nhờ nhặt. Đứa bé thấy cánh tay, nhận ra mẹ mình bèn về mách bố. Hai vợ chồng lại sum họp (tình tiết này cũng giống truyệnNàngKhao Nàng Đăm). Kết thúc truyện giống hầu hết các truyện đã kể. Và cũng giống Nàng Đăm, Ý Noọng theo lời Ý Ưởi tắm nước sôi cho được đẹp, bị chết bỏng, sau đó xác bị làm mắm gửi về cho mẹ nó. Ăn gần hết thấy đầu lâu con, mụ ngã lăn ra chết[17].
Tóm lại, các truyện của Tày, TháiÝ Ưởi Ý Noọng, Ý Ưởi Ý Ôi, Ý Đớn Ý Đămcũng giống vớiÒ Pên Ò Kin, Nàng Khao Nàng Đămđều cùng chung một cốt truỵên và chi tiết đặc thù nổi bật trong đó, so với loại hình Tấm Cám nói chung, là sự có mặt của một bà mẹ hổ.
5. Ở truyện của người Mèo,Gầu Nà(gái côi) và nhiều truyện khác thì mẹ nhân vật lại là bò.
Mẹ Gầu Nà vì gia đình thiếu bò bèn hóa ra bò cho chồng cày ruộng. Hàng ngày ra đồng, bò hóa thành người, giúp đỡ con xe lanh, bắt chấy, tối lại hóa thành bò trở về nhà. Cho đến khi người bố lấy vợ kế, vợ kế ghét Gầu Nà vì nàng đẹp hơn và se lanh giỏi hơn con riêng của mình là Gầu Rềnh. Một hôm dì hỏi vì sao se lanh nhiều và đẹp. Gầu Nà cũng đáp như Côi trong truyện của người Thổ và Tua Gia trong truyện của người Tày: - "Bò đái thì uống, bò ỉa thì ăn, tự nhiên lanh se hết". Nhưng Gầu Rềnh nuốt hết cứt đái bò đến hết nửa mà lanh vẫn se không nên, bèn thọc tay vào đít bò, liền bị bò lôi đi khắp nơi đau không tả xiết. Thấy thế, dì lôi Gầu Nà ra đánh, rồi giả ốm lấy lời thần bảo chồng phải giết con bò cúng thần mới lành. Thế là mẹ Gầu Nà bị giết.
Một hôm ngày hội, mẹ con Gầu Rềnh trước khi đi dự bắt Gầu Nà phải ngồi nhặt riêng đậu với gạo, xong mới được đi. Đang nhặt, nàng bỗng nghe tiếng gọi, một cái gói xuất hiện ở máng cỏ có đủ áo quần trang sức và giày. Chàng trai Nù Náng mấy lần gặp Gầu Nà nhưng lại mất hút. Lần thứ ba, chàng rắc tro, Gầu Nà chạy vội rơi mất giày, Nù Náng nhặt được đem thử chân mọi người không vừa, mãi đến Gầu Nà mới vừa, bèn xin lấy làm vợ. Nhưng dì ghẻ lại tìm cách gièm pha (ví dụ lấy vừng rang nói Gầu Nà nhiều rận). Biết thế, Nù Nág trả miếng lại mụ (lấy hạt lanh rang nổ to hơn để nói rận Gầu Rềnh to). Ngăn trở không được, mụ tìm cách đánh tráo. Đợi hai người ngủ say, mụ bế Gầu Nà ra chỗ khác thay Gầu Rềnh vào, nhưng Nù Náng biết lại lén mang Gầu Nà về. Mụ dì không ngờ có việc ấy, bèn lấy sáp ong gắn mắt lại không biết đấy là con mình. Mờ sáng hai người trốn đi, khi mụ dì biết con mình bị đánh tráo thì đã không kịp.
Đoạn thứ hai, nhờ quạ chỉ, Gầu Rềnh cũng tìm được đến với Nù Náng. Một hôm Gầu Rềnh rủ Gầu Nà ra suối tắm, rồi cầm dao đâm chết, khi về tự nhận mình là Gầu Nà. Ở đây Gầu Nà cũng hóa thành chim "là lẩy" bay về với chồng và con. Lại bị Gầu Rềnh giết, rồi lại tái sinh làm ba cây bương. Bương lại bị chặt, đốt thành tro. Một bà già Đang Pa (bà Ma) đến xin tro, về sàng nhặt được một cái nhẫn, bèn bỏ vào hũ. Một cô gái cũng từ cái hũ hiện ra dọn cơm canh cho bà, về sau cũng bị bà rình bắt được. Bà đập vỡ cái hũ để cô khỏi biến đi và bắt đi chăn bò. Cô gái (tức Gầu Nà) gặp lại con, nhờ đó vợ chồng tái ngộ, nhưng bà Đang Pa không cho lấy. Bụt vẽ cho cách cưỡi ngựa cướp vợ và tung tro ớt ra sau để cho bà Đang Pa không đuổi được. Đoạn thứ ba kết thúc, cũng như các truyện trên. Gầu Nà bày cho Gầu Rềnh đổ nước sôi lên người cho đẹp. Gầu Rềnh chết. Gầu Nà cắt thịt làm cỗ mời dì đến ăn. Ăn xong, mẹ vào thăm con gái, mở chiếu ra chỉ thấy một cặp vú và một con lợn, mụ lăn ra chết. Nhưng hồn mẹ con lập tức hóa thành hai cây gạo to ngăn cách hai vợ chồng Nù Náng không cho gặp nhau, hễ đục cây thì lỗ thủng liền lại ngay. Nù Náng bèn hóa thành cỏ tùa túa (một loại lanh), Gầu Nà hóa thành ong "mua", đứa con hóa thành chim lược có mỏ dài. Loại chim này thường đến ăn mật ong mà ong không đốt vì theo người kể ong là mẹ nó[18].
Có nhiều truyện từ khắp Á, Âu, Phi có chung mô-típ mẹ cô gái mồ côi bị biến thành bò.
Truyện Trung-quốc:
Một cô gái bị dì ghẻ hành hạ. Mẹ cô bị biến thành bò cái. Cô phải làm nhiều việc lao động khó nhọc nhưng đều vượt qua được nhờ có bò giúp sức. Biết thế, mụ dì ghẻ cho giết bò ăn thịt. Cô gái theo lời bò, nhặt xương cất đi. Sau đó cũng nhân ngày hội, hai mẹ con dì ghẻ đi xem hội. Cô gái tìm thấy quần áo đẹp ở chỗ cất xương bò. Cô đi xem hội, gặp quan Trạng và được ông này lấy làm vợ.
Truyện Ấn-độ:
Một người đàn bà bị người vợ kế của chồng hóa phép biến thành bò. Nhờ mẹ bò, cô gái mồ côi làm xong những việc khó khăn mà gì ghẻ giao cho. Kế đó cũng nhờ mẹ bò, cô có đồ trang sức đi dự hội nhưng nửa đường đánh rơi chiếc vòng đeo mũi xuống sông. Một con cá nuốt chiếc vòng về sau rơi vào tay đầu bếp của nhà vua. Khi vua ăn cá thì bắt được chiếc vòng. Vua cố tìm ra chủ nhân chiếc vòng, tìm được bèn lấy làm vợ. (Xem thêm một dị bản khác ở trang 1194 trong cùng Khảo dị).
Truyện của người Mô-rơ (Maures) châu Phi:
Một mụ phù thủy biến người vợ trước của chồng thành một con bò cái rồi nói với chồng rằng vợ cả đã bỏ theo trai. Từ đó hai anh em con của người vợ cả bị dì ghẻ hành hạ, ăn không đủ no. Nhưng nhờ bò ngày ngày cho bú nên chúng vẫn béo tốt. Mụ phù thủy biết thế, bèn xui chồng giết bò ăn thịt rồi vùi xương ở vườn. Từ chỗ chôn xương mọc lên một cây cọ có quả giống như cái vú người. Hai anh em hàng ngày trèo lên bú quả đó. Con gái mụ dì ghẻ rình thấy thế, bèn về mách mẹ. Mụ bèn chặt cây nhưng cây vẫn trơ trơ bất động. Sau cùng mụ phải dùng phép nhổ cây lên. Khổ quá, hai anh em trốn đi, đến một con suối. Hễ ai uống nước suối này vào đều bị biến dạng, mắt nhìn thấy vật gì thì biến thành vật đó. Người anh sau khi uống nước suối, vừa nhìn thấy con hươu nên hóa ra hươu. Cô em gái cùng hươu đi mãi đến một cái giếng. Hôm ấy hoàng tử đang làm lễ tắm gội ở giếng, thấy có cô gái đẹp bèn lấy làm vợ. Nghe tin, mụ phù thủy đến, nhân lúc vắng đẩy cô gái xuống giếng rồi đem con gái của mình thay vào làm vợ hoàng tử. Nhờ được thần giúp đỡ nên cô gái rơi xuống giếng nhưng không chết. Nhờ có hươu chạy quanh giếng gọi em nên hoàng tử gặp lại vợ và con mình. Truyện cũng kết thúc bằng hình ảnh một vạc nước sôi do hoàng tử nấu lên rồi ném mẹ con phù thủy vào đó.
Về tình tiết anh hay em cô gái hóa thành con vật (hươu hay chiên) xem truyện của người Ác-mê-ni (Arménie) (Khảo dị truyện số 12, tập I).
Truyện của Xéc-bi (Serbie):
Cô gái Tro Bếp có một bà mẹ bị thuật phù thủy biến thành bò cái. Hàng ngày cô phải đi chăn bò và kéo một số sợi nhất định, nhưng nhờ có bò giúp, ngày nào cô cũng hoàn thành. Dì ghẻ biết chuyện, liền giết bò. Trước khi chết, bò dặn cô thu thập xương chôn lại một nơi, về sau muốn gì thì đến đấy mà ước sẽ được. Sau đó cô tìm thấy ở đấy có áo quần trang sức mà cô đang ao ước để mặc đi xem hội, trong đó có cả một đôi giày. Cô cũng vô tình đánh rơi giày, hoàng tử nhặt được, mang giày đi thử khắp nơi. Khi hoàng tử đến nhà cô, người dì ghẻ giấu cô dưới một đống củi, chỉ cho con gái riêng ra tiếp mà thôi. Nhưng việc thử giày không có kết quả. Hoàng tử vừa bước chân ra cửa thì một con gà bỗng gáy lên: - "Cộc cồ cô, có cô gái dưới đống củi khô". Hoàng tử phát hiện thấy Tro Bếp, thử giày thì vừa vặn, hai người bèn kết duyên.
Ở truyện Thổ-nhĩ-kỳ (Turquie) còn có cả bóng dáng bà tiên: Một bà thầy pháp mỗi ngày giao cho đám học trò gái mỗi người một gói bông buộc phải nhặt sạch bụi, sau ba ngày mang đến, nếu ai không làm xong thì sẽ biến mẹ người đó thành bò đen. Một cô không làm đúng hẹn, bị thầy rủa. Khi cô trở về thì mẹ mình đã hóa thành bò. Bố cô bèn tái giá với một người đàn bà có con gái riêng. Mụ dì chửi mắng cô luôn, buộc cô phải làm nhìêu việc. Cô khóc và ở bên cạnh bò. Một hôm, mụ bắt bố giết con bò. Theo lời dặn của bò, cô góp xương lại chôn dưới một gốc cây tường vi. Thế rồi, dì và con gái được mời đi dự đám cưới. Cô gái bị đánh, đến khóc trước mộ bò. Tự nhiên xuất hiện một bà tiên gọi cô bằng "con gái ta" và cho áo đẹp cùng một cỗ xe. Cô đến dự đám cưới được mọi người ca ngợi. Lên xe trở về thì một chiếc giày rơi. Hoàng tử con vua nhặt được, đoán rằng chiếc giày đẹp chắc chủ nhân nó cũng đẹp. Bèn nhờ hoàng hậu đến từng nhà có con gái trong kinh thành để thử giày. Đến nhà cọ gái, cô bị mụ dì bỏ dưới một cái máng. Một con gà trống gáy: - "Cộc cồ cô, chủ của chiếc giày đang ở dưới một cái máng". Hoàng tử cất máng thấy cô gái, thử giày thì vừa vặn bèn lấy làm vợ.
Truyện của Bun-ga-ri (Bulgarie):
Nhiều cô gái ngồi kéo sợi gần một cái lỗ thông xuống vực thẳm. Một ông già râu bạc hiện ra bảo họ: - "Hãy coi chừng, nếu ai để con quay rơi xuống đó, thì mẹ người ấy sẽ hóa thành bò cái". Nói xong ông biến mất. Do tò mò, các cô xúm lại nhìn xuống lỗ thông. Bất ngờ một cô đẹp nhất trong mấy cô đánh rơi mũi quay. Về nhà, quả nhiên mẹ cô đã biến thành bò. Như truyện của Thổ-nhĩ-kỳ trên, cô bị dì bạc đãi. Bò giúp cô kéo một số sợi lanh. Sau đó bò bị giết. Chỗ cô chôn xương bò, cũng nhặt được một hộp đầy áo quần. Ở nắp hộp có hai con chim bồ câu. Chúng giúp cô làm công việc nhà để cho cô đi lễ nhà thờ. Một hoàng tử mê mẩn nhan sắc của cô và sau đó nhặt được chiếc giày của cô rơi ra. Cũng có cuộc thử giày. Cũng có tiếng gà gáy mách cô gái đang bị mụ dì giấu dưới đống củi khô như các truyện trên.
Truyện Hy-lạp (Grèce) có đoạn mở đầu lạ hơn:
Có ba cô gái cùng kéo sợi với mẹ của họ. Họ giao ước với nhau nếu một trong bốn người để sợi đứt đầu tiên thì người ấy sẽ bị giết và bị những người kia ăn thịt (một dị bản khác kể hai người chị muốn trừ bỏ mẹ già thương yêu riêng con gái út nên giao ước như thế để giết mẹ vì bà già đã nhiều tuổi, sợi kéo thế nào cũng đứt. Một dị bản nữa kể rằng nhân có một nạn đói lớn, mẹ con giao ước ai đánh rơi mũi quay sẽ bị những người kia ăn thịt). Sợi của người mẹ đứt. Các cô nói: - "Lần này tha cho vì bà ấy có công mang chúng ta trong bụng". Lại tiếp tục kéo. Sợi của bà mẹ đứt lần thứ hai. Các cô lại tha, bảo: - "Vì có công nuôi ta bằng sữa của bà ấy". Sợi của bà mẹ lại đứt lần thứ ba, hai cô đầu bèn giết mẹ làm thịt nấu lên rồi ăn. Cô út không làm theo hai chị. Cô nhặt xương bỏ vào vại. Sau bốn mươi ngày cô thấy trong vại có áo đẹp, giày đẹp và ngựa đẹp. Cô đi cự hội ngày chủ nhật, giày bị rơi, hoàng tử cũng nhặt được, v.v...
Ở truyện của đảo Corse (Pháp) thì con bò đồng thời là tiên, mẹ cô gái:
Mẹ của Ma-ri-u-xen-la chết không ai biết. Bố nàng tái giá với một mụ dì ác nghiệt, bắt nàng chăn bò và mỗi ngày kéo một gói lớn bông thành sợi. Không làm được, nàng khóc. Con bò cái đến gần bảo: - "Chớ khóc, ta là mẹ con, ta đã thành tiên, ta kéo cho". Khi mụ dì biết, toan giết con bò. Bò bảo cô tìm trong ruột mình lấy ba quả táo, một đem ăn đi, một ném lên nóc nhà, một bỏ trong một hố ở vườn. Quả cuối cùng này mọc lên một cây đầy quả nhưng có gai, không ai dám đến. Quả thứ hai hóa thành con gà trống. Cũng có tình tiết hoàng tử yêu cô gái nhưng mụ dì cũng đánh tráo con gái mình. Con gà trống gáy lên: - "Cộc cồ cô! Ma-ri-u-xen-la trong thùng, còn Đinh-ti-ơ-na (tên con mụ dì) thì ở trên lưng ngựa đẹp!". Nhờ đó hoàng tử nhận ra người yêu.
Con bò trong truyện của người Ka-bilơ (Kabiles) đã không còn là người mẹ cô gái nữa, nhưng vẫn có liên quan đến người mẹ:
Một người có một trai, một gái. Vợ chết, dặn chồng đừng bán con bò cái đi: - "Đó là con bò của lũ con côi!". Chồng lấy vợ khác, hai người con bị dì bạc đãi không được ăn no, nhưng chúng lại bú sữa bò nên khỏe mạnh. Mụ dì sai con mình đi dò. Một đứa con gái dì muốn bú bò nhưng bị bò cho một đá đui mắt. Tức giận mụ dì buộc chồng bán bò cho đồ tể. Hai đứa con khóc trên mộ mẹ, mẹ bảo lấy ruột bò bỏ trên mộ. Ít lâu sau bỗng mọc lên hai cái vú: một cho bơ, một cho mật ong, hai đứa lại được bú thỏa thích. Mụ dì lại sai con đi dò, khi chúng ngậm vào đầu vú thì một bên hút ra mủ, một bên hút ra hắc ín. Mụ dì giận, băm vú quăng đi. Hai đứa lại khóc trên mộ mẹ. Mẹ bảo chúng bỏ nhà ra đi. Một hôm chúng đến giúp việc cho một ông vua. Sau đó vua lấy cô em làm vợ.
Ba truyện khác của Ấn-độ:
Một con bò cái (có nơi kể là con cá) giúp một cô gái bị dì ghẻ bạc đãi. Mụ dì thấy cô gái được bò cho bú sữa, bèn tìm cách giết bò. Trước khi chết, bò cũng bảo cô nhặt xương da đi chôn chứ đừng ăn. Bấy giờ hoàng tử đang hạ lệnh cho các cô gái tới cung cho mình chọn vợ. Cô gái đẹp bị dì bắt ở nhà để nấu ăn, còn con dì thì được đưa tới lâu đài dự tuyển. Con bò tự nhiên sống lại, kiếm cho cô quần áo đẹp, giày vàng, v.v... Thấy cô xinh đẹp, hoàng tử đuổi theo, cô đánh rơi chiếc giày rồi trốn vào trong hầm. Khi hoàng tử đến, nhờ có con gà mới tìm ra, mang về làm vợ. Truyện cũng kết thúc bằng sự trừng phạt mụ dì và đứa con gái.
Về con bò cái giúp cô gái mồ côi bị bạc đãi xem thêm các truyện sưu tầm ở Cô-ca-dơ (Caucase) và ở Thượng Ai-cập (Égypte). (Khảo dị truyện số 12, tập I). Ở các truỵên này không thấy nói đến mẹ của cô là bò.
Truyện dưới đây thì người mẹ không hóa ra bò mà hóa chiên:
Một người đàn bà đuổi theo một con chiên lạc bầy gặp một mụ Chằng. Mụ dùng phép biến người ấy thành một con chiên. Sau đó mụ lại hóa phép biến mình thành người đàn bà kia dắt chiên về nhà bà ta. Mụ bảo người chồng rằng mình đã tìm được con chiên lạc, nhưng phải giết đi mới được. Cô gái chạy ra chuồng báo cho mẹ nó - con chiên - biết tin chẳng lành. Con chiên bảo cô hãy chôn xương mình ở một chỗ nọ. Hàng ngày cô đến mộ chiên khóc lóc, chiên cũng giúp cho cô xinh xắn, được ăn ngon mặc đẹp, và cuối cùng cô cũng lấy được hoàng tử như một số truyện trên.
Ở một truyện khác sưu tầm ở Xri-na-ga thì người mẹ là con dê:
Một người Bà-la-môn dặn vợ đừng ăn khi mình vắng mặt nếu không sẽ hóa thành dê, vợ cũng dặn chồng như vậy nếu không sẽ hóa thành hổ. Một hôm, người vợ trong khi bón cho con, nếm thử một miếng không nghĩ rằng lúc ấy chồng đang vắng mặt. Lập tức bị hóa thành dê. Chồng về chăm sóc cho dê. Ít năm sau, chồng lấy vợ khác. Người dì ghẻ tỏ ra nghiệt ngã với con chồng, không cho chúng ăn no. Dê nghe các con than thở, thấy con gầy guộc, dặn con khi nào đói thì lấy gậy gõ vào sừng mình, sẽ có ăn. Từ đó các con béo tốt khỏe mạnh.

(0)
Tổng Số Bình Luận: 1
categoriTừ Khóa
Chia Sẽ Bài Viết Này:SMS Google Zing Facebook Twitter
- Link:
- BBcode:
- HTML:
Trang Chủ|Nội Quy Diễn Đàn

Đang Trực Tuyến
1 Khách Viếng Thăm
-->
Liên Minh VinaMasTer™
CodeBlogGer.Club - Nơi Chia Sẽ Code BlogGer
Anmie37.Cf - Trang Đọc Truyện OnLine, Thể Loại Truyện Phong Phú
VnMaster.Yn.Lt
Admin cần liên kết wap 2 sll ai textlink click vào đây để lh Admin
•©opyRight By: HarryWillSon™
•Timeload : 0.0004/Giây
•TimeOut : 0.1%